Lịch sử Cộng_hòa_Xã_hội_chủ_nghĩa_Xô_viết_Ukraina

Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina vào năm 1940

Sau sự đổ vỡ của Đế quốc Nga, một số đảng phái bắt đầu tìm cách thành lập một quốc gia Ukraina độc lập, có lúc hợp tác nhưng cũng có lúc mâu thuẫn nhau. Những người BolshevikMenshevik Ukraina ban đầu tham gia vào Cộng hòa Quốc gia Ukraina (UNR), rồi tuyên bố tự trị, và sau đó độc lập vào năm 1917. Những người Bolshevik mong muốn tạo dựng một liên bang với những người Bolshevik Nga, nhưng thiếu sự hỗ trợ rộng rãi trong UNR, đã triệu tập một quốc hội riêng rẽ và tuyên bố thành lập Cộng hòa Xô viết Ukraina (Respublyka Rad Ukrayiny) vào ngày 25 tháng 12 năm 1917. Cuộc chiến tranh xảy ra sau đó chống lại URN, và một loạt liên minh và mâu thuẫn với nhóm vô chính phủ và tân haydamak. Những người Bolshevik Ukraina ban đầu còn yếu ớt, đã bị đẩy ra khỏi Ukraina, và bị chính phủ giải tán trong hai lần kéo dài vài tháng (được thành lập lại vào ngày 20 tháng 11 năm 1918, và 21 tháng 12 năm 1919). Cuối cùng, với sự hỗ trợ của Quân đội Nga, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina đã kiểm soát được phần lớn lãnh thổ Ukraina sau Hòa ước Riga giữa Ba Lan-Xô viết.

Vào ngày 30 tháng 12 năm 1922, cùng với những nước cộng hòa Nga, Belorussia, và Ngoại Kavkaz, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina là một trong những thành viên sáng lập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô).

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vào năm 1945, một vài sửa đổi Hiến pháp Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina được thông qua, cho phép quốc gia hoạt động như một chủ thể riêng rẽ của luật pháp quốc tế trong một số trường hợp và với một chừng mực nào đó, vừa là một phần của Liên Xô. Cụ thể hơn, những sửa đổi này cho phép Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina trở thành một trong những thành viên sáng lập ra Liên Hiệp Quốc (LHQ) cùng với Liên XôCộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Belorussia. Trong thực tế điều này đơn giản có nghĩa là nó cho phép Liên Xô có thêm ghế (và lá phiếu) trong LHQ, vì Ukraina không có tiếng nói độc lập trong các sự kiện quốc tế. Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Ukraina đổi tên thành Ukraina vào ngày 24 tháng 8 năm 1991, và tách khỏi Liên Xô vào cùng ngày, trở thành một quốc gia độc lập.